Tổng hợp các loài cá nước ngọt có thể bạn chưa biết

Ngoài các thức ăn như thịt, trứng,… thì cá cũng là một loại thức chính, xuất hiện nhiều trong các mâm cơm của mọi gia đình. Bởi cá ngoài sự ngon miệng còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu loại cá nước ngọt có trên thế giới. Bài viết dưới đây animalandzoo.com sẽ tổng hợp các loài cá nước ngọt có thể bạn chưa biết. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

I. Cá nước ngọt là gì?

Cá nước ngọt là loại cá sống trong môi trường nước ngọt như ao, sông, hồ và có độ mặn ít hơn 0,05%. Có khoảng 41,24% loài cá được tìm thấy ở môi trường nước ngọt.

Cá nước ngọt cần có đặc điểm sinh lý học để thích nghi với môi trường sống của chúng.

II. Tìm hiểu các loài cá nước ngọt 

1. Cá lóc

Cá lóc sống chủ yếu ở các ao, hồ, sông

Cá lóc hay còn gọi là cá quả, được sống chủ yếu ở các ao, hồ, sông. Có hương vị thơm ngon, lành tính lại rất mát, được rất nhiều người ưa thích. Trọng lượng của cá lóc có thể nặng đến 5 -7 kg. Tuổi thọ của chúng có thể sống được từ 4-5 năm. Cá lóc có thân hình trụ dài, miệng rộng và hàm răng sắc.

Cá lóc được ví như là một thực phẩm chức năng mang lại nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào và phong phú, giàu axit amin và axit béo.

Cá lóc có thể chế biến được một số món ăn ngon như: canh chua cá lóc, cá lóc nhồi thịt, cá lóc kho tộ, cá lóc hấp. Toàn là những món ăn tuyệt vời phải không nào.

2. Cá rô phi

Một loại cá ngon không kém phần cá lóc phải kể đến cá rô phi. Loài cá này thường sống chủ yếu ở kênh rạch, sông suối và ao hồ. Cá rô có thể sống được trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước phèn nhẹ. Cá rô phi có màu hơi tím, vảy sáng bóng. Trên thân còn xuất hiện các sọc đậm chạy song song với nhau từ lưng xuống bụng. Cá rô phi là giống cá rất dễ nuôi. Chúng có thể sống được ở môi trường nước có độ mặn lên tới 32%. Nhiệt độ lý tưởng từ 25 – 35 độ. Không nên để loài cá này dưới 20 độ bởi chúng sẽ không chịu ăn. Còn để dưới 12 độ chúng sẽ chết.

Thức ăn của cá rô phi rất phong phú và dễ tìm. Chúng có thể ăn giun đất, thực vật hay động vật phù du, giun quế, cám viên, côn trùng, rau, mùn hữu cơ.

3. Cá chép

Cá chép là loại cá nước ngọt, được phân bố ở khắp mọi nơi

Cá chép là loại cá nước ngọt, được phân bố ở khắp mọi nơi. Đây là loài cá có tuổi thọ cao. có thể sống lên tới 20 năm, trọng lượng có thể đến 14kg. Đây là loại thực phẩm được khuyên dùng cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

4. Cá trôi

Cá trôi có thân hình dẹt vừa, ngực và bụng tròn, mõm tù và hơi nhô ra. Miệng dưới nằm ngang, hơi cong. Giống cá này tăng trưởng rất nhanh. Một năm cá có thể nặng từ 0.5 – 1kg. Từ 2 năm cá có thể nặng 1 -2 kg. Cá trôi có thể ăn được các loài động vật phù du, mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, cám viên hay bèo.

5. Cá mè

Cá mè là loại cá thuộc họ cá chép. Ở Việt Nam có 2 loại cá mè là: cá mè hoa và cá mè trắng. Trọng lượng cá mè có thể dao động khoảng 2kg, đôi khi có thể lên đến 10kg hoặc hơn, tùy vào điều kiện sống.

Cá mè có thịt trắng, thơm, chứa nhiều chất dưỡng có lợi cho sức khỏe.

6. Cá hồi

Cá hồi sống dọc theo các bờ biển nước lạnh, sống di cư theo đàn

Đây là loài cá có thể sống được ở cả vùng nước mặn và nước ngọt. Cá hồi sống dọc theo các bờ biển nước lạnh, sống di cư theo đàn. Đến mùa sinh sản chúng sẽ bơi về nước ngọt để đẻ trứng.

Cá hồi là loài cá được nhiều người yêu thích, bởi chúng giàu dinh dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon như: Salad, kho tộ, sốt sa tế, trứng hấp cá hồi, cá hồi sốt cam tươi, cuộn rau nướng,…

7. Cá ba sa

Cá ba sa là loài cá nước ngọt, có mắt to, trán rộng, râu mép kéo dài tới gốc vây ngực hoặc hơn một chút. Cá ba sa sống trong môi trường nước mặn khoảng 0.8 – 1%. Hàm lượng oxy trong nước thấp, độ pH = 4.5.

Cá ba sa đem lại cho con người một nguồn dưỡng chất vô cùng tuyệt vời. Nhờ hàm lượng calo thấp và hàm lượng protein cao, rất có lợi cho những bạn đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân.

8. Cá trắm đen

Cá trắm đen là loài cá nước ngọt có thân hình dài, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp. Sống chủ yếu ở các vùng hạ lưu và thường đẻ ở các vùng trung lưu các sông lớn. Cá trắm là loại cá có giá thành khá đắt, bởi thịt cá rất ngọt và ngon.

9. Cá diếc

Cá diếc sống ở các vùng nước ngọt như: ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt cá dày, ngọt và thơm. Cá diếc có thân hình như bình hoa và màu trắng. Cá diếc vừa là nguồn thực phẩm dinh dưỡng, vừa có thể chữa bệnh. Đây là loài cá cực kì tốt cho phụ nữ mang thai.

10. Cá bống

Cá bống thon tròn, màu đen và điểm vài ít vằn nâu

Ở Việt Nam, cá bống thường xuất hiện ở các khu vực sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai. Thân hình cá bống thon tròn, màu đen và điểm vài ít vằn nâu. Đầu to hơn so với thân, hàm răng sắc nhọn. Cá bống thường có nhiều nhớt, lưng có màu hơi xám và da bóng. Trọng lượng trung bình của loài cá này từ 50 – 100 gr. Thịt cá bống dày và rất ngon.

11. Cá đù

Cá đù thuộc bộ cá Vược, có khoảng 270 loài. Thân cá đù có hình bầu dục hơi dài, hơi bẹt bên, đầu to và răng nhỏ. Vây lưng chia thành hai đoạn: đoạn trước là tia gai cứng và đoạn sau mềm. Cá đù có nhiều thịt, ít xương, ăn béo và có nhiều mỡ ở phần thân sau của cá. Khi ăn có vị ngọt, bùi khi nhai.

Có thế thấy, cá nước ngọt là loài cá lành tính, có lợi cho sức khỏe con người. Cá nước ngọt là loại cá rất dễ nuôi. Chúng vừa làm thực phẩm ăn mỗi ngày, vừa có thể nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng hộ gia đình. Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp các loài cá nước ngọt có thể bạn chưa biết. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ cung cấp thêm thông tin và hiểu biết thêm cho mọi người. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm hiểu đang có ý định nuôi cá cảnh có thể tham khảo thêm bài viết các loại cá cảnh dễ nuôi nhé!

Cá La Hán nuôi chung với cá gì?

Nuôi cá cảnh đang dần trở thành thú vui giải trí, thư giãn của rất nhiều nhiều người hiện nay. Nhưng để nuôi được chậu cá cảnh đẹp và khỏe mạnh thì không phải là điều mà ai cũng biết. Nuôi cá cảnh lúc nào cũng cần chú ý đến bể cá, môi trường nước, nhiệt độ và thức ăn,…Trong quá trình nuôi cá la hán, nhiều người thắc mắc rằng Cá La Hán nuôi chung với cá gì? Để giải đáp được thắc mắc trên các bạn cùng animalandzoo.com đọc bài viết dưới đây nhé.

I. Cá La Hán là gì?

Cá La Hán là loài cá cảnh nhiệt đới được nhiều người trên thế giới ưa chuộng

Cá La Hán theo tiếng Trung Quốc được gọi là Hoa La Hán. Là loài cá cảnh nhiệt đới được nhiều người trên thế giới ưa chuộng và cả Việt Nam. Chúng được yêu thích bởi sở hữu ngoại hình đẹp, màu sắc sặc sỡ và có chiếc đầu gù to lên như ông tiên nên có tên gọi là La Hán. Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn nuôi cá La Hán vì họ cho rằng nuôi loài cá này đem lại thịnh vượng và may mắn từ thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to khiến nó ngày càng trở nên đẹp và ngộ nghĩnh.

II. Đặc điểm của cá La Hán

Cá La Hán trưởng thành sẽ có kích thước khoảng từ 25 đến 30 cm. Một điểm đặc biệt mà loài cá này được nhiều người yêu thích chính là màu sắc nổi bật và vô cùng sặc sỡ. Ở loài cá này, bạn sẽ rất khó có thể tìm thấy được các con cá giống nhau. Bởi mỗi cá thể của chúng sẽ sở hữu một màu sắc riêng biệt.

Những con cá được gọi là đẹp nếu chúng sở hữu phần đuôi xòe, mắt không quá to và lồi. Phần vây kéo dài, mảnh, hai mang ngắn và quan trọng nhất là phần đầu gù to. Càng gù to càng đẹp và được nhiều người lựa chọn. Bởi thế, những chú cá như vậy giá thành sẽ cao hơn.

III. Chuẩn bị môi trường sống cho cá La Hán

Chuẩn bị môi trường sống để nuôi cá La Hán

Nói đến nuôi cá cảnh, chúng ta cần quan tâm rất nhiều thứ. Nhưng điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là một môi trường sống phù hợp với cá cảnh của mình. Cách nuôi cá la hán, đầu tiên cần môi trường sống thích hợp với cá La Hán, các bạn nên chuẩn bị một hồ cá dài khoảng 120 – 150 cm. Thể tích trung bình khoảng 250l cho hồ nuôi 1-2 con. Nhiệt độ nước khoảng từ 25 – 30 độ C. Độ pH dao động từ 6,5 đến 7,8.

IV. Đồ ăn cho cá La Hán

Thức ăn cho cá cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi cá cảnh. Cá La Hán là loài cá rất háu ăn. Các loại thức ăn như: tép nhỏ, thịt bò, cá con, lăng quăng, thức ăn đông lạnh, thức ăn khô dạng viên, thức ăn tươi sống,… cá La Hán có thể ăn được hết. Nên các bạn không cần lo lắng quá nhé. Nhưng các bạn cũng không nên chỉ cho cá ăn một loại thức ăn, mà cần đa dạng thực đơn, thay đổi món ăn mỗi ngày để chúng không bị ngấy. Ngoài ra, việc thay đổi thực đơn còn giúp cho cá La Hán phát triển khỏe mạnh.

V. Cá La Hán nuôi chung với cá gì?

Cá La Hán được biết đến là loài cá khá hung dữ và có tính chiếm lãnh thổ cao. Vì thế chúng luôn sẵn sàng đánh đuổi, tấn công những loài cá khác khi xâm chiếm vào địa phận riêng của nó. Thế nhưng nếu các bạn vẫn muốn nuôi chung các loài cá khác cùng cá La Hán để bể cá của mình thêm phần sinh động, thì hãy tham khảo một số loài cá dưới đây mà chúng tôi sắp giới thiệu với các bạn nhé. Có thể đây sẽ là lựa chọn khá phù hợp cho các anh em có ý định này.

1. Nuôi cá La Hán chung với cá chép

Cá La Hán được biết đến là loài cá khá hung dữ và có tính chiếm lãnh thổ cao

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio, từ cá chép trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mắn con. Là loài cá nước ngọt phổ biến trên khắp thế giới. Đây cũng là một loài cá cảnh sở hữu màu sắc vô cùng đẹp mắt. Có nhiều loại cá chép như: cá chép đen, cá chép vàng, cá chép xanh, cá chép bạc.

Cá chép trưởng thành thường có kích thước lớn hơn hoặc bằng cá la hán. Cá chép thường là loài cá lành tính, khi thấy có tiếng động là cá chép sẽ bơi ra khỏi đó ngay. Nên nó sẽ không lọt vô ranh giới của cá la hán được. Đây là một lựa chọn khá hợp lý cho các bạn.

2. Nuôi cá La Hán chung với cá hồng két

Khi cá la hán còn nhỏ, kích thước chỉ khoảng 1 -2 ngón tay. Nên họ thường nuôi chung với cá hồng két. Cá hồng két là một loại cá lai, được lai tạo tại Đài Loan. Loài cá này có cơ thể tròn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín. Cá hồng két có sức sống tốt, lì lợm nên có thể làm cá la hán mau lên đầu và lên màu hơn. Tuy nhiên, đôi lúc cá la hán hung mãn quá có thể xử lý thẳng tay cá hồng két luôn. Vì thế, nếu các bạn có ý định nuôi chung cá hồng két với cá la hán thì nên chọn cá hồng két có kích thước lớn. Còn cá la hán chỉ nên chọn khoảng 2 ngón tay mà thôi.

3. Nuôi cá La Hán chung với cá lau kính

Cá lau kính hay còn được biết đến các cái tên như cá dọn bể, cá dọn hồ,…Tuy loài cá này không được nuôi với mục đích làm cảnh nhưng người nuôi cá cảnh rất cần nhờ nó trong việc vệ sinh hồ nuôi. Bản tính của loài cá này khá nhát, thích tìm chỗ ẩn nấp. Khi yên tĩnh mới bơi ra để tìm thức ăn. Vì thế việc xung đột giữa cá la hán và cá lau kính là rất hiếm gặp.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên nuôi chung cá la hán với cá gì thì đây là lựa chọn vô cùng hợp lý.

Trên đây, chúng tôi đã gợi ý một số loài cá có thể nuôi chung được với cá La Hán. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Cá La Hán nuôi chung với cá gì? để các bạn có thêm nhiều lựa chọn cho bể cá của mình thêm phần sinh động và phong phú hơn.

cách nuôi cá la hán

Tất tần tật cách nuôi cá la hán lên màu đẹp cho người mới

Là loài cá cảnh nhiệt đới nên cá La Hán được rất nhiều người yêu thích. Với hình dáng đặc biệt, màu sắc quý phái loài cá cảnh này được như biểu tượng của sự tài lộc, sung túc. Chính vì thế những người mới bắt đầu với thú cá cảnh cần biết cách nuôi cá La Hán sao cho lên màu đẹp, lớn nhanh. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây của animalandzoo chúng tôi để hiểu sâu hơn nhé.

I. Cá La Hán là cá gì?

cách nuôi cá la hán

Cá La Hán có phần đầu phình to rất đặc biệt

Cá La Hán là là giống cá cảnh được ra đời sau thời gian dài nghiên cứu và lai tạo của những nghệ nhân yêu cá cảnh. Sau khi ra đời, chúng nhanh chóng trở thành giống cá cảnh được nhiều người ưa chuộng bởi sự độc lạ đến từ ngoài hình ấn tượng. Phần đầu to trông giống với những ông tiên của văn hóa phương Đông và cá La Hán được biết đến loài cá cảnh độc nhất vô nhị.
Cũng chính bởi sự độc lạ về ngoài hình mà chúng mang tới những ý nghĩ đặc biệt cho người nuôi cá cảnh. Với thân hình lấp lánh và chiếc đầu to nên chúng trở thành biểu tượng của sự may mắn, hóa giải những điều xui trong cuộc sống.
Là một trong những loại cá không có sẵn ở môi trường tự nhiên nên cá La Hán hội tụ những đặc điểm ưu việt nhất, tuổi thọ có chúng có thể lên tới 10 năm và ít bị bệnh. Thế nhưng với người mới sẽ gặp không ít khó khăn trong cách nuôi cá La Hán dù chúng có dễ nuôi.

II. Cách nuôi cá La Hán chuẩn

Cá La Hán mang một vẻ đẹp nổi bật, sặc sỡ nên được nhiều người yêu thích. Mặc dù là loại cá cảnh dễ nuôi nhưng bạn cũng cần chú ý đến một số kỹ thuật trong cách nuôi cá la hán để chúng lớn nhanh và lên màu đẹp nhất.

1. Môi trường sống của cá La Hán

cách nuôi cá la hán

Nhiệt độ lý tưởng để nuôi cá La Hán là từ 20 đến 30 độ C

Nhiệt độ và môi trường trong bể nuôi là yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý khi nuôi cá La Hán. Vì là loài cá nhiệt đới nên chúng sẽ phát triển tốt khi nhiệt độ môi trường khoảng 20 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá lạnh, cá La Hán dễ mắc các bệnh ngoài da và đường tiêu hóa.
Môi trường sống của loài cá này không quá khắt khe. Nếu bạn sử dụng nước máy thì nên dùng máy sục hết khí Clo trong khoảng 1 ngày trước khi thay nước. Độ pH của nước thích hợp là từ 7.5 đến 8, vì thế bạn có thể thả ít san hô vào bể nuôi để duy trì độ pH và nên thay nước mỗi tuần 1 lần.

2. Thức ăn cho cá La Hán

cách nuôi cá la hán

Không nên cho cá ăn La Hán quá nhiều

Trong cách nuôi cá La Hán thì thức ăn là điều mà những người mới nên quan tâm dù chúng dễ ăn, dễ nuôi. Để cá La Hán có thể phát triển toàn diện thì bạn nên cho chúng ăn những loiạ thức ăn dành cho cá cảnh như thức ăn dạng viên, đông lạnh, thức ăn tươi sống… Những loại thức ăn này có thể mua dễ dàng tại các cửa hàng bán cá cảnh với mức giá rất hợp lý.
Đối với dòng cá La Hán con, bạn nên cho chúng ăn thức ăn artemia. Sau 1 tuần nuôi dưỡng bằng loại thức ăn này thì bạn có thể cho chúng ăn các thức ăn khô, thức ăn tươi như các trưởng thành.
Cá La Hán là loại cá háu ăn nhưng bạn cũng nên cho ăn một cách điều độ, không nên cho chúng ăn quá nhiều. Mỗi ngày nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, đối với cá lớn thì chỉ cần cho ăn mỗi ngày 2 bữa là sáng và chiều. Bạn chỉ cần thấy bụng cá hơi phình một chút là dấu hiệu báo chúng đã no. Ngoài ra bạn cũng nên tập cho cá ăn theo giờ cố định. Với cách nuôi cá La Hán này sẽ giúp chúng có thời gian sinh hoạt điều độ, phát triển tốt cũng như tăng được kích cỡ gù ở đầu.

3. Cách kích thích mọc gù trên đầu cá

Để cá La Hán có thể mọc gù trên đầu không phải là chuyện quá khăn, bạn chỉ cần sử dụng phương pháp sau:
  • Cho cá đực gần với cá cái: Khi những chú cá La Hán đực và cái được tiếp xúc gần với nhau, chúng sẽ sản sinh ra một số loại hooc môn giúp làm phình to kích cỡ đầu cá.
  • Kích thích bản tính hung hãn của cá La Hán: Để thực hiện được phương pháp này, trong cách nuôi cá La Hán bạn nên gắn một chiếc gương ở bên ngoài bể. Khi cá La Hán thấy mình trong gương chúng sẽ tưởng là đối thú. Điều này giúp cá La Hán phát ra những hooc môn làm tăng kích thước phần gù ở đầu. Tuy nhiên, với phương pháp này bạn nên làm trong khoảng 1 đến 2 tiếng, nếu để quá lâu chúng sẽ mệt và bị thương đấy.

4. Hệ thống lọc và ánh sáng

cách nuôi cá la hán

Để vảy cá cứng cáp và lên màu đẹp, bạn hãy đặt đèn cung cấp ánh sáng bên cạnh bể

Khác với một số loại cá cảnh khác, cá La Hán không cần hệ thống lọc nước mà vẫn sống tốt. Nhưng khi có thêm hệ thống lọc nước thì nguồn nước trong bể sẽ sạch hơn và cá cũng phát triển nhanh, tốt hơn. Bên cạnh đó, trong cách nuôi cá La Hán bạn nên đặt đèn để cung cấp ánh sáng cho chúng, điều này sẽ giúp vảy cứng cáp và có màu sắc đẹp hơn.

5. Bổ sung muối cho bể cá

Muối là thực phẩm có khả năng sát khuẩn tốt. Vì thế, khi được thả vào bể cá chúng sẽ giết các loại ký sinh gây hại cho cá. Hơn thế, muối khi phân ly sẽ tạo ra Na+ và Cl- nên giúp môi trường trong bể được ổn định hơn. Không những thế, muối còn làm cho cá cảm thấy giống với môi trường tự nhiên của mình hơn. Vậy nên, bạn hãy thả vào bể cá cảnh muối hạt hoặc muối bột bình thường nhé.
Lưu ý, không dùng muối i ốt bởi chúng sẽ giết sạch cả đàn cá trong bể của bạn đấy.

III. Cá La Hán nuôi cùng cá nào?

cách nuôi cá la hán

Cá La Hán lớn có bản tính khá hung hãn

Bản tính của cá La Hán là càng nhỏ càng thân thiện. Đây chính là lí do khi còn bé chúng thường sống thành bầy đàn, nhưng khi lớn bằng ngón tay cái thì cá La Hán đã bắt đầu đấu đá lẫn nhau.
Chính vì bản tính hung hãn, hiếu chiến này mà bạn không thể nuôi cá La Hán lớn chung một bể. Nếu muốn tận dụng nguồn nước thì bạn nên nuôi cá La Hán cùng với cá lau kính, cá trê, cáp chép…
Hi vọng với những hướng dẫn chi tiết về cách nuôi cá La Hán trên đây sẽ giúp những chú cá của bạn lớn nhanh, lên màu đẹp và luôn lung linh, đến mức bất kỳ ai khi nhìn vào bể cá cũng phải trầm trồ ngạc nhiên. Ngoài ra, nuôi cá La Hán cũng cần một số kỹ thuật khác dành cho những người thực sự đam mê với thú nuôi cá cảnh chuyên nghiệp mà chúng ta sẽ gặp ở những bài viết tiết theo. Vậy nên, hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Cá tứ vân nuôi chung với cá nào

Cá tứ vân nuôi chung với cá nào? Có dễ nuôi hay không?

Cá Tứ Vân là một trong những loại cá cảnh được nhiều người yêu thích nuôi hiện nay. Tuy nhiên có điểm kỳ lạ là hầu hết các những loại cá cảnh khi nuôi cùng với chúng đều chết rất nhanh. Vậy cá Tứ Vân nuôi chung với cá nào? Hãy cùng animalandzoo chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

I. Cá Tứ Vân là cá gì?

Cá tứ vân nuôi chung với cá nào

Cá tứ vân là loại cá cảnh rất dễ nuôi

Trước khi biết được cá Tứ Vân nuôi chung với cá nào, các bạn cần hiểu đôi chút về loại cá cảnh này. Cá Tứ Vân hay còn gọi là cá xecan, cá đòng đong bốn sọc. Trong môi trường tự nhiên, loại cá này phân bố và xuất hiện chủ yếu tại các nước Đông Nam Á như Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…
Chúng có thân hình oval, kích thước thường từ 4cm đến 10cm. Thân hình nhỏ, màu sắc bắt mắt và rất nổi bật. Điểm đặc trưng của tứ vân chính là có 4 sọc đứng. Chủ yếu là các sọc đứng màu đen, phần góc vi và mũi của chúng có màu đỏ nhìn rất đáng yêu. Cá tứ vân thường sống theo bầy đàn và rất hiếu động, nên chúng hay bắt nạt những loại cá nhỏ hơn.

II. Cá Tứ Vân nuôi chung với cá nào

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá tứ vân có bản tính thích rỉa vây

Được đánh giá là loại cá cảnh dễ nuôi, nhưng nhiều người vẫn luôn thắc mắc cá Tứ Vân nuôi chung với cá nào. Bởi không ít loài cá bị chết khi nuôi chúng với chúng.
Cá tứ vân có bản tính khá hung hãn, thích rỉa vây nên chúng có thể nuôi cùng một số loại cá cảnh như cá ngựa vằn, cá lau kính, cá đuôi kiếm, cá bình tích, cá bảy màu…
Chỉ những dòng cá tấn công thì loại cá này mới tấn công lại. Do bản tính thích cắn những loài cá có đuôi dài nên bạn cần tránh những giống cá cảnh có vây, đuôi dài như cá vàng, cá thủy tiên, cá đĩa…

III. Cách nuôi cá Tứ Vân chất lượng nhất

Nhiều người cho rằng nuôi cá cảnh thường rất khó, đặc biệt với thắc mắc cá Tứ Vân nuôi chung với cá nào, thế nhưng cách nuôi loại cá này không quá khó. Bạn chỉ cần để ý đến những điều kiện dưới đây là được.

1. Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá tứ vân

Cá tứ vân nuôi chung với cá nào

Nhiệt độ thích hợp nuôi cá tứ vân là từ 24 đến 28 độ

Nhiệt độ nước là điều kiện rất quan trọng để cá tứ vân có thể sinh sống và phát triển tốt, Không giống với những loại cá cảnh nhiệt đới khác, cá tứ vân đàn được nuôi ở môi trường nước ấm. Lý tưởng nhất là từ 24 đến 28 độ, nếu nhiệt độ nước thấp hơn 18 độ thì cá cũng rất dễ chết.
Bởi vậy, khi nuôi cá tứ vân, bạn cần trang bị máy sưởi cho bể cá để làm tăng nhiệt độ từ từ giúp cá thích ứng được với môi trường sống thủy sinh. Nếu có thể, bạn hãy lắp một chiếc nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ của nước luôn phù hợp. Khi đến thời kỳ sinh sản của cá tứ vân, bạn cần tăng nhiệt độ lên khoảng 1 đến 2 độ để kích thích cá sinh sản dễ hơn.
Lưu ý, nước trong bể nuôi cá tứ vân phải là nước cũ đã loại bỏ hết khí Clo. Đây chắc hẳn là điều rất bất ngờ với nhiều người nuôi cá, bởi mọi người đều có thói quen thay nước thường xuyên để bể cá luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng trong nước máy có rất nhiều khí Clo. Loại khí này gây hại trong việc hít thở của cá tứ vân cũng như các loại cá cảnh khác.

2. Thức ăn cho cá tứ vân

Cá tứ vân nuôi chung với cá nào

Nên cho cá tứ vân ăn kết hợp thức ăn động vật và thực vật

Cá tứ vân thuộc giống cá cảnh ăn tạp, thích nhất là giun quế. Tuy nhiên bạn không nên cho chúng ăn loại này quá nhiều, bởi có thể dẫn tới bệnh viêm ruột ở cá. Hơn thế, cho ăn nhiều sẽ làm môi trường nước của bể cá bị bẩn nhanh chóng.
Tốt nhất là bạn nên cho chúng ăn các loại thức ăn viên dành cho cá. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên cho ăn quá nhiều. Thức ăn dạng viên có 2 loại là nguồn gốc động vật và thực vật.
  • Thức ăn có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu từ côn trùng, nếu bạn bảo quản không tốt có thể gây ra nhiều bệnh cho cá. Vì thế không nên cho ăn loại này thường xuyên
  • Thức ăn có nguồn gốc thực vật rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá tứ vân cũng như các loại cá cảnh khác. Bởi chúng có các thành phần kết hợp như chất béo, vitamin, khoáng chất…
Vậy nên, bạn hãy kết hợp cho chúng ăn cả thức ăn nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, loài cá này có thể ăn các loại rau xanh như xà lách, cải trắng, rau muống, ra diếp… Có thể nói là chúng rất dễ nuôi, cho gì ăn nấy. Nhưng bạn không nên cho cá tứ vân ăn rau chân vịt, vì có thể gây viêm ruột.

IV. Cá tứ vân sinh sản

Cá tứ vân nuôi chung với cá nào

Cá tứ vân sinh sản nhanh

Khi nuôi cá cảnh, ngoài việc biết được cá tứ vân nuôi chung với cá nào thì bạn cũng cần quan tâm đến thời kỳ sinh sản của chúng để biết cách xử lý kịp thời.
Để nhận biết và phân biệt giới tính của cá tứ vân không hề khó. Thông thường, những con cái sẽ có kích thước lớn hơn so với con đực. Chúng có phần bụng căng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt. Trong khi đó, cá đực có mũi màu đỏ sáng, màu sắc sặc sỡ hơn, vây lưng có một đường màu đỏ sáng.
Hình thức sinh sản chính của cá tứ vân là đẻ trứng. Cá có độ tuổi từ 6 đến 7 tuần được xem là trưởng thành và có khả năng sinh sản nhanh. Lúc đó, chiều dài của cá tứ vân có thể là 4cm đến 6cm.
Cá tứ vân đẻ trứng dính, vì thế bạn cần chuẩn bị những cụm cây thủy sinh trong bể nuôi để chúng làm ổ đẻ và ẩn nấp. Mỗi lần đẻ, loài cá này có thể đẻ tư 200 đến 700 trứng, thường đẻ vào buổi sáng bởi lúc này nhiệt độ nước hạ thấp hơn. Vì thế khi nuôi cá cảnh cũng như cá tứ vân, bạn cần cân đối lượng nước và kích thước bể nuôi phù hợp để chúng có không gian sinh sống, cứ khoảng 80 lít nước sẽ thích hợp cho cặp cá tứ vân bố mẹ sinh sản.

V. Lưu ý khi nuôi cá Tứ Vân

Ngoài việc biết được thông tin cá Tứ Vân nuôi chung với cá nào, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi nuôi loại cá cảnh này.
  • Cá Tứ Vân rất dễ mắc bệnh đốm trắng, vì thế khi nuôi bạn cần tăng nhiệt độ dần dần mỗi giờ lên khoảng 1 đến 2 độ cho tới 28 độ thì dừng lại lúc chúng mắc bệnh. Pha muối ăn và thuộc vào nước để diệt ký sinh trùng gây bệnh. Lặp lại cách này cho đến khi chúng khỏi bệnh.
  • Cá Tứ vân thích sống theo bầy đàn, bơi lội nhanh và rất hiệu động, cũng như có tính cạnh tranh cao. Do đó, bạn không nên nuôi chúng cùng những loài cá có đuôi, vây dài bơi chậm. Bởi cá tứ vân rất thích rỉa vây cá khác làm thức ăn.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết được cá tứ vân nuôi chung với cá nào cũng như cách chăm sóc chúng được tốt nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong thú nuôi cá cảnh nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.
Các loại cá cảnh dễ nuôi

Các loại cá cảnh dễ nuôi nhất hiện nay, bạn nhất định phải nuôi thử

Những năm gần đây, ngoài chó mèo thì cá cảnh đã trở thành thú chơi quen thuộc với nhiều người. Nuôi cá cảnh giúp bạn gần gũi với thiên nhiên, khi ngắm nhìn đàn cá bơi lội trong bể có thể giúp xóa tan những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Để giúp những người mới bắt đầu có kinh nghiệm chọn cá nuôi tốt nhất, trong bài viết này animalandzoo chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại cá cảnh dễ nuôi, dễ chăm sóc và đẹp nhất.

I. Cá Xiêm

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá xiêm phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian

Cá Xiêm có màu sắc sặc sỡ, chúng có kích thước nhỏ tùy theo từng chủng loại khác nhau. Đây là loại cá cảnh được thuần dưỡng lâu đời ở Thái Lan, sau đó được lại tạo ra nhiều chủng loại và phân bố ra nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cá đực có bản tính hung hãn, sẵn sàng chiến đấu với bất kỳ loại cá khác, với tập tính này mà cá xiêm đực đã trở thành thú chơi của con người. Đồng thời, với bản tính này nên cá đực thường được nuôi riêng, ưa nước tĩnh và có thể sống trong không gian bể chật hẹp.
Cá xiêm rất dễ nuôi và có sức sống mạnh, phù hợp với những người khá bận rộn, ít quan tâm đến chúng cũng không sao. Giá bán cá Xiêm hiện nay dao động từ 3.000 đồng đến 60.000 đồng/con.

II. Cá Bình Tích

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá bình tích có khả năng sinh sản cao

Cá bình tích hay còn được gọi là cá bình trà. Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng rất dễ nuôi và dễ thích nghi với mọi môi trường sống. Đặc biệt, cá bình tích có nhiều màu sắc đẹp. Chúng sống hiền lành, theo từng đàn và khả năng sinh sản cao. Đây là một trong các loại cá cảnh dễ nuôi được nhiều người lựa chọn hiện nay. Do bản tính loài cá này thích ăn rong rêu nên chúng cũng góp phần dọn dẹp vệ sinh trong hồ nuôi.

III. Cá Vàng

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá vàng được nhiều người yêu thích bởi chúng rất dễ nuôi

Cá vàng là một trong những loài cá cảnh quen thuộc với nhiều người. Chúng rất đa dạng về hình dáng, có loại thân dài, thân ngắn, loại nhiều đuôi… Màu sắc thường gặp ở cá vàng nhất là vàng cam, cam đen, trắng đó. Chúng có thể sống từ 6 đến 8 năm trong môi trường bể nuôi. Cá vàng có bản tính hiền nên có thể ghép nuôi cùng những loại cá khác. Chúng cũng khá thông minh và thân thiện với người nuôi. Giá bán cá vàng trên thị trường hiện nay dao động từ 3.000 đồng 50.000 đồng/con.

IV. Cá Mây Trắng

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá mây trắng có bản tính hiền lành nhưng rất khỏe

Nếu bạn đang tìm các loại cá cảnh dễ nuôi thì cá mây trắng chính là lựa chọn tuyệt vời đấy. Loài cá này rất dễ thương nhưng cũng rất khỏe, bản tình hiền hòa. Hơn thế, khi lên màu cá mây trắng rất đẹp, thường bơi theo đàn nên được nhiều người yêu thích và chọn nuôi trong hồ thủy sinh. Cá mây trắng có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc). Hiện loài cá này đã được nhân tạo ở nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

V. Cá Guppy

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá Guppy sặc sỡ, dễ nuôi

Cá Guppy hay còn gọi là cá 7 màu. Loại cá này rất dễ nuôi và có khả năng sinh sản nhanh, màu sắc đa dạng. Loài cá 7 màu có nhiều chủng loại, con đực có chiều dài từ 2,8 đến 3,5cm, vây lưng có màu sắc đẹp; còn con cái có chiều dài từ 4 đến 6cm, chỉ có màu sắc ở phần đuôi.
Loài cá Guppy có bản tính hiền lành, sống theo đàn nên thường được nuôi ghép với những loại cá cảnh khác. Giá ban cá 7 màu dao động từ 1.500 đồng 20.000 đồng/con tùy loại.

VI. Cá Hoàng Kiếm

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá hoàng kiếm rất hợp với những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh

Cá hoàng kiếm còn có tên gọi khác là cá hồng kim hay cá đuôi kiếm. Chúng có sức sống cao và rất dễ nuôi nên rất hợp với những người bắt đầu nuôi cá cảnh. Khi trưởng thành, cá hoàng kiếm có độ dài từ 12 đến 16cm, khả năng sinh sản nhanh. Cá sống ở mọi tầng nước, được nuôi ở các hồ thủy sinh nên có thể nuôi chung với những loài cá cảnh khác.
Loại cá này phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Mỹ và Châu Phi, chúng được nhập khẩu vào Việt Nam từ thập niên 50 và đã trở nên phổ biến, được nhiều người yêu thích. Giá bán của cá hoàng kiếm thường dao động từ 1.000 đồng đến 15.000 đồng/con.

VII. Cá Tam Giác

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá tam giác có kích thước nhỏ nhưng dễ nuôi

Cá tam giác là một trong các loại cá cảnh dễ nuôi và rất phổ biến hiện nay. Loài cá này có nhiều loại như cá tam giác xanh, cá tam giác đỏ, cá tam giác tím… Tuy chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại được nhiều người chọn nuôi, thậm chí còn được nhân giống ở nhiều nước trên thế giới.

VIII. Cá Huyết Anh Vũ

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Màu đỏ rực rỡ, nên người nuôi cá cảnh quan niệm cá huyết anh vũ sẽ mang đến sự may mắn

Cá huyết anh vũ hay còn gọi là cá hồng két, chúng có cơ thể tròn, lưng cong và đầu luôn vồ về phía trước, mỏ quặp như mỏ két. Khi trưởng thành, loài cá này có màu đỏ rực vì thế nhiều người cho rằng chúng sẽ mang lại may mắn cho người nuôi.
Cá có kích thước khoảng 20cm khi trưởng thành, thường được nuôi chung với cá rồng. Bản tính của cá huyết anh vũ khá dữ nên không được nuôi chung với các loại cá cảnh dễ nuôi có kích thước nhỏ. Giá bán Cá huyết anh vũ dao động từ 40.000 đồng đến 100.000 đồng/con.

IX. Cá Tứ Vân

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá tứ vân có bản tính thích rỉa vây

Đây là loài cá được tìm thấy nhiều ở khu vực châu Á, thuộc họ cá chép. Chúng có hình dạng ovan, được phân biệt bằng 4 sọc trên nền cơ thể màu vàng, tuy nhiên do sự lai tạo nên hiện nay màu sắc thân của cá tứ vân đang dạng hơn.
Loại cá cảnh này có kích thước từ 4cm đến 10cm. Người nuôi sẽ dựa vào kích thước và vây lưng để phân biệt giới tính của cá tứ vân. Theo đó, con đực thường có kích thước nhỏ hơn so với con cái, mũi và vây lưng màu đỏ sáng; trong khi đó con cái bụng tròn và vây lưng màu đen.
Cá tứ vân nhanh nhẹn, thường được nuôi trong bể thủy sinh, nhưng do bản tính thích rỉa vây nên khá nhiều người thắc mắc cá tứ vân nuôi chung với cá nào. Được biết, cá tứ không được nuôi chung với các loại cá cảnh dễ nuôi như Ông tiên, cá vàng. Giá bán cá tư vân dao động từ 3.000 đồng đến 6.000 đồng/con.

X. Cá Hà Lan

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Cá Hà Lan có màu sắc sặc sỡ

Cá Hà Lan còn được gọi là cá Mún, cá Hột Lựu. Chúng có nguồn gốc từ Mexico và vùng Trung Mỹ. Nhưng do được lai tạo rộng rãi nên loài cá cảnh này rất phổ biến tại Việt Nam. Ngoài màu đỏ cam đặc trưng, cá Hà Lan còn được lai tạo ra nhiều màu sắc khác nhau và có bộ vây dài hơn.
Những con cá Hà Lan trưởng thành thường có chiều dài từ 6cm đến 9cm và dễ phân biệt giới tính thông qua kích thước; con đực thường có kích thước nhỏ hơn so với con cái. Loài cá cảnh này rất hiền nên được nuôi kết hợp với nhiều loại cá khác. Giá bán cá Hà Lan thường dao động từ 1.500 đồng đến 9.000 đồng/con.
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các loại cá cảnh dễ nuôi nhất hiện nay, chúng rất phù hợp với những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Hy vọng qua đây, bạn sẽ chọn được loại cá cảnh phù hợp và có được bể cá thật đẹp cho riêng mình để thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Chúc các bạn thành công.